Hăm vùng kín là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do phải mang bỉm trong hầu hết thời gian trong ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị khó chịu, thường xuyên quấy khóc và khó ngủ, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu. Vậy cha mẹ nên xử trí như thế nào khi bé gái hay bị hăm đỏ vùng kín? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này!
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ HĂM VÙNG KÍN
Hăm vùng kín là hiện tượng da vùng kín của trẻ bị kích ứng, đỏ sưng do các yếu tố bên ngoài như: Hơi ẩm, ma sát, vi khuẩn hoặc các chất kích thích.
Da vùng kín rất nhạy cảm, lại là nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại vi khuẩn có trong nước tiểu và phân nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm, kích ứng. Trong đó, tình trạng hăm đỏ vùng kín rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các con phải đóng bỉm gần như cả ngày.
Để nhận biết tình trạng hăm đỏ vùng kín, các cha mẹ có thể chú ý một số dấu hiệu dưới đây:
• Vùng kín có dấu hiệu sưng đỏ và nổi các nốt phát ban, mảng đỏ, có thể kèm theo mùi khai.
• Bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là khi thay tã.
• Với trẻ lớn, trẻ thường gãi vào vùng kín do bị ngứa rát.
• Một số trường hợp vùng kín sẽ nổi các mụn nhọt hoặc mụn nước.
Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy những dấu hiệu này khi thay tã, thay quần áo cho trẻ. Các dấu hiệu hăm da không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn thấy ở vùng mông, hông, đùi của trẻ.
BÉ GÁI HAY BỊ HĂM ĐỎ VÙNG KÍN NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Bé gái bị hăm đỏ vùng kín có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
• Bé có làn da nhạy cảm: Làn da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/2 so với da người lớn nhưng độ nhạy cảm lại cao hơn gấp 5 lần. Da trẻ sơ sinh được chi ra thành 4 loại, bao gồm: Da thường, da khô, da nhạy cảm và chàm thể tạng. Đối với những bé có da thuộc loại nhạy cảm hoặc chàm thể tạng, thì sẽ rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài và dễ bị hăm vùng kín hơn.
• Do dị ứng: Da bé có thể bị kích ứng với các thành phần có trong bỉm hoặc khăn ướt vệ sinh,….từ đó dẫn tới các tình trạng nổi phát ban, da ửng đỏ, ngứa ngáy.
• Do da bé bị cọ xát: Việc sử dụng quần áo, bỉm hay khăn có chất liệu cứng, thô rát có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương, kích ứng và dẫn tới tình trạng hăm da.
• Do nhiễm trùng, nhiễm nấm: Việc cha mẹ không giặt sạch tã vải hoặc sử dụng các loại bỉm dùng một lần không có khả năng thấm hút tốt thì sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây hăm vùng kín của bé.
• Do sử dụng quần lót bằng nhựa: Sản phẩm quần lót nhựa có thể giữ cho quần áo của bé sạch và khô nhưng lại khiến da vùng kín bị ẩm ướt, bí bách và dẫn đến hăm đỏ.
BÉ GÁI BỊ HĂM ĐỎ VÙNG KÍN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Trẻ bị hăm đỏ ở vùng kín có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy vào mức độ hăm và thời gian bé đã bị là bao lâu.
Tình trạng hăm đỏ vùng kín nếu kéo dài thì sẽ có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
• Trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, chán ăn và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời.
• Tình trạng kéo dài sẽ có thể gây nhiễm trùng đường tiểu.
• Các vết đỏ lâu ngày có thể lan rộng sang phần bẹn và mông đùi. Sau đó, chúng có thể chuyển thành các vết loét đỏ, gây chảy máu, chảy dịch mủ, thậm chí dẫn tới nhiễm khuẩn.
NÊN XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO KHI BÉ GÁI BỊ HĂM VÙNG KÍN?
Khi cha mẹ phát hiện bé gái bị hăm đỏ ở vùng kín, thì trước hết hãy bình tĩnh và thực hiện một số việc dưới đây:
• Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé
Cha mẹ nên chuẩn bị khăn mềm, sạch, chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngâm khăn vào nước ấm, và vệ sinh vùng kín cho con. Nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau; tránh làm ngược lại vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn ngược lên vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hăm da. Cha mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên, đặc biệt là sau khi con đi tiểu tiện, đại tiện.
• Thường xuyên thay bỉm cho trẻ
Thay bỉm tã thường xuyên là biện pháp giúp ngăn nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Khi thay bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín, cha mẹ không nên sử dụng xà phòng hay dung dịch vệ sinh. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần sử dụng nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể chứa các hóa chất tẩy rửa mạnh, làm kích ứng da của con.
Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con luôn được sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế việc chà xát vào da khi thay bỉm và vệ sinh cho con.
• Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày
Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên cho con thả rông, không mặc bỉm trong khoảng vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Điều này sẽ giúp vùng kín của con được thông thoáng, tránh tình trạng bí bách, khó chịu.
• Sử dụng các loại kem bôi ngoài da
Bên cạnh những cách nêu trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ Nhi khoa về việc sử dụng các loại kem bôi ngoài da để giúp hỗ trợ điều trị tình trạng hăm vùng kín ở trẻ.
• Không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ
Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị hăm vùng kín, mọi người thường sẽ sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như: Lá trầu không, lá khế, lá chè xanh,…nấu nước dùng để vệ sinh vùng kín cho bé.
Tuy nhiên, do vùng kín của trẻ khá nhạy cảm, nên cha mẹ không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Bởi việc này có thể có khiến tình trạng hăm da trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn.
CÁC CÁCH PHÒNG TRÁNH HĂM VÙNG KÍN CHO TRẺ
Mặc dù tình trạng hăm vùng kín ở trẻ thường không quá nghiêm trọng và có thể sẽ khỏi sau 2 đến 3 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng này tái phát, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:
• Lựa chọn các loại bỉm mềm, có khả năng thấm hút tốt, không mua hàng nhái hàng giả không rõ nguồn gốc.
• Không sử dụng khăn ướt (nhất là loại có chứa chất tạo mùi) để vệ sinh vùng kín của trẻ.
• Thường xuyên thay tã/bỉm cho trẻ, ngay sau khi bé đi vệ sinh ra bỉm.
• Đóng bỉm đúng cách, không đóng quá chặt hay quá lỏng.
• Trước khi áp dụng các biện pháp trị hăm dân gian hay sử dụng các loại kem bôi ngoài cha thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
• Khi phát hiện vùng kín của trẻ có dấu hiệu bị hăm đỏ hay dị ứng thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.
Mong rằng những thông tin ở bài viết trên đây có thể giúp các cha mẹ biết được các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé gái hay bị hăm đỏ vùng kín. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám trước sớm nhất.