Bệnh trĩ vòng – Những điều cần biết và cách xử lý hiệu quả

Bệnh trĩ vòng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh trĩ vòng là gì. Vì vậy chúng tôi sẽ cũng cấp các thông tin liên quan bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng chú ý theo dõi nhé!

Thông tin tổng quan về bệnh trĩ vòng

Bệnh trĩ vòng là một dạng bệnh trĩ nặng, trong đó các búi trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) liên kết với nhau, tạo thành một vòng tròn quanh hậu môn. Đây là tình trạng hiếm gặp và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh trĩ, khi các búi trĩ đã phát triển quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ vòng

Bệnh trĩ vòng xuất hiện do nhiều yếu tố kết hợp, chủ yếu liên quan đến sự tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, gây giãn và sa trĩ quá mức bao gồm:

  • Bệnh trĩ không được điều trị kịp thời: Trĩ nội hoặc trĩ ngoại kéo dài, không được xử lý đúng cách, dẫn đến các búi trĩ phát triển lớn và liên kết với nhau.
  • Táo bón và tiêu chảy mãn tính: Rặn mạnh hoặc đi vệ sinh quá nhiều lần gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn, làm tăng nguy cơ hình thành trĩ vòng.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động. Thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ cay nóng gây tổn thương tĩnh mạch hậu môn.
  • Ngồi hoặc đứng lâu: Nghề nghiệp yêu cầu đứng hoặc ngồi quá nhiều (nhân viên văn phòng, tài xế) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Các yếu tố khác như mang thai, sinh nở phụ nữ, tuổi tác cao làm suy yếu mô liên kết cũng là yếu tố thường gặp gây ra bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ vòng

Triệu chứng của bệnh trĩ vòng được đánh giá là khá nghiêm trọng với biểu hiện như sau:

  • Búi trĩ lớn, liên kết thành vòng: Búi trĩ không còn nằm rời rạc mà tạo thành vòng tròn quanh hậu môn, gây cảm giác cộm, vướng hậu môn
  • Chảy máu khi đại tiện: Máu tươi xuất hiện trên phân hoặc giấy vệ sinh, có thể chảy thành giọt với số lượng nhiều
  • Sa búi trĩ nặng: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào, hoặc không thể đẩy vào được.
  • Đau rát vùng hậu môn: Đau nhức diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi đi đại tiện, ngồi lâu hoặc vận động mạnh.
  • Ngứa, kích ứng hậu môn: Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy từ búi trĩ gây ẩm ướt và viêm nhiễm dẫn đến ngứa ngáy hậu môn

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ vòng cần lưu ý

Như đã chia sẻ, bệnh trĩ vòng là một dạng bệnh trĩ nghiêm trọng, khi các búi trĩ nội và ngoại liên kết thành một vòng xung quanh hậu môn. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trĩ vòng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Nghẹt búi trĩ: Các búi trĩ trong trĩ vòng liên kết thành một vòng lớn. Khi búi trĩ sa ra ngoài (do rặn mạnh khi đại tiện hoặc hoạt động nặng), chúng không thể tự co lại vào bên trong hậu môn gây nghẹt búi trĩ. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức dữ dội, búi trĩ cứng, tím tái do máu bị ứ đọng.
  • Hoại tử búi trĩ: Búi trĩ vòng bị nghẹt lâu ngày có thể khiến máu không thể lưu thông, khiến búi trĩ thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử
  • Nhiễm trùng hậu môn: Búi trĩ vòng dễ bị cọ sát dẫn đến tổn thương hoặc lở loét ở búi trĩ khiến vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng nặng có thể lan rộng đến các mô xung quanh, gây ra áp-xe hậu môn hoặc nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn máu).
  • Tăng nguy cơ ung thư: Búi trĩ vòng sa ra ngoài thường xuyên có thể dẫn đến viêm nhiễm kéo dài. Tình trạng viêm mãn tính có thể gây thay đổi cấu trúc mô và tế bào ở hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tế bào ung thư.

Các cách điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ vòng không chỉ bao gồm việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật, mà còn cần thiết phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Những bước thực hiện này giúp hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn cũng như ngăn ngừa tái phát. Nhưng trước khi đi vào điều trị bệnh, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác sau đó mới được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Quá trình thăm khám bệnh trĩ vòng sẽ diễn ra theo quy trình thăm khám lâm sàng, kiểm tra bằng mắt thường sau đó xét nghiệm cận lâm sàng để có kết quả chính xác nhất.

Sau khi có kết quả thăm khám, dựa trên mức độ bệnh lý mà bác sĩ có thể tư vấn các biện pháp điều trị sau đây:

Điều trị bảo tồn bằng thay đổi lối sống

Lối sống bao gồm chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến mức độ phát triển của bệnh trĩ vòng. Vì vậy, nếu thăm khám cho thấy kết quả người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ thì bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định thay đổi lối sống để điều trị bệnh bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đúng cách sẽ góp phần giảm thiểu triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Hãy ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, hoa quả cũng như bổ sung đủ nước để giúp dễ dàng tiêu hóa và hạn chế táo bón.
  • Tập luyện thể dục: Việc vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn. Một chế độ tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe toàn diện và hỗ trợ quá trình chữa trị. Người bệnh có thể tham khảo các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ,…
  • Tạo thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, hạn chế ngồi trên bồn cầu quá lâu và không nên rặn mạnh vì sẽ gây áp lực lên búi trĩ
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách bao gồm lau rửa hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn mềm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để hạn chế tổn thương, viêm nhiễm búi trĩ

Sử dụng thuốc điều trị trĩ vòng

Nếu tình trạng không cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc, bạn có thể cần dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm cảm giác đau đớn do bệnh trĩ vòng gây ra. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm cũng có thể được sử dụng để giảm sưng viêm tại khu vực bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng kem hoặc thuốc bôi: Các loại kem hay thuốc bôi có chứa thành phần steroid có thể giúp làm dịu triệu chứng khó chịu và giảm ngứa rát do bệnh. Tuy nhiên, nên thận trọng với việc sử dụng lâu dài để tránh phản ứng phụ.

Lưu ý, chỉ nên sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn và sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.

Phương pháp phẫu thuật điều trị trĩ vòng

Trong trường hợp bệnh trĩ vòng nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác, phẫu thuật có thể là giải pháp cuối cùng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Thắt búi trĩ: Phương pháp này sử dụng vòng cao su để cắt nguồn cung cấp máu đến búi trĩ, làm cho búi trĩ teo lại và rụng tự nhiên sau một thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau thắt búi trĩ khá cao nên hiện nay đã không còn được khuyến khích thực hiện
  • Cắt búi trĩ: Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp hiệu quả nhất với bệnh trĩ vòng. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp cắt trĩ hiện đại như HCPT II để hạn chế chảy máu, tái phát sau điều trị

Để tham khảo các biện pháp điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Đây là cơ sở chuyên khoa bệnh trĩ đã được cấp phép hoạt động và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại bao gồm HCPT II vào xử lý bệnh trĩ. Toàn bộ quá trình thăm khám và điều trị sẽ do đích thân các chuyên gia +30 năm kinh nghiệm thực hiện nên hãy yên tâm nhé!

Kết luận

Bệnh trĩ vòng là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

Viết một bình luận